Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024
Google search engine
Trang chủMẹo học tậpChuẩn bị cho kỳ thiIV. Quy tắc tam giác trong giới từ

IV. Quy tắc tam giác trong giới từ

II. Giới từ là gì?

Bởi vì giới từ không có trong tiếng Việt cho nên khái niệm và việc làm quen với giới từ thường gây khá nhiều khó khăn cho các bạn học sinh Việt Nam. Giới từ (preposition) là từ hay nhóm từ dùng để diễn tả mối quan hệ giữa các thành phần trong câu. Dựa vào chức năng của giới từ, mà ta có thể phân loại giới từ thành những loại cơ bản sau:

  • Giới từ chỉ thời gian: in, on, at, before, after,…

Ví dụ: in the 16th century, before dinner,…

  • Giới từ chỉ nơi chốn (địa điểm): in, on, at, above, over, behind,…

Ví dụ: behind you, above the bookshelf,…

  • Giới từ chỉ chuyển động: to, into, across, along,…

Ví dụ: into the house, across the field,…

  • Giới từ chỉ thể cách: inspite of, with, without, instead of,…

Ví dụ: without you, instead of a full meal,…

  • Giới từ chỉ mục đích: to, in order to, for,…

Ví dụ: The letter reduced her to tears,

  • Giới từ chỉ nguyên nhân: thanks to, by means of,…

Ví dụ: Thanks to the efforts of the whole team, the project was completed on time. Bạn cũng cần lưu ý rằng trong tiếng Anh, 1 từ có thể cùng lúc đóng nhiều vai trò khác nhau. Chẳng hạn như “before” vừa đóng vai trò là giới từ, liên từ và trạng từ.

Phân loại giới từ
Phân loại giới từ

II. Sau giới từ là gì? 

Theo sau giới từ là 1 trong các loại từ sau: danh từ hoặc cụm danh từ, đại từ, V-ing.

  • Danh từ/cụm danh từ: food, table, book, box, my first job, the younger brother, sky castle,…

Ví dụ: I always do yoga on a Monday. (Tôi luôn tập yoga vào thứ 2).

  • Đại từ: you, him, her, myself, himself, themselves, theirs,…

Ví dụ: I painted the room all by myself. (Tôi đã sơn căn phòng một mình).

  • Danh động từ (Gerund) V-ing: waiting, singing, walking, eating, coming, teaching,…

Ví dụ: She turned off the light before going out with her friends. (Cô ấy đã tắt đèn trước khi ra ngoài cùng bạn bè).

III. Vị trí của giới từ trong câu

Trong mỗi câu, giới từ sẽ có vị trí riêng của mình. Dưới đây là vị trí đứng cơ bản của giới từ trong câu.

  • Giới từ đứng sau động từ tobe: is/am/are; was/were

Ví dụ: Everything I need is on the ground. (Tất cả mọi điều tôi cần đều ở trên mặt đất).

  • Giới từ đứng sau động từ: Giới từ có thể liền sau động từ hoặc cũng có thể bị 1 từ khác chen vào giữa giới từ và động từ.

Ví dụ: I live in the small village. (Tôi sống trong một làng quê nhỏ).

  • Giới từ đứng sau tính từ

Ví dụ: You can stay here tonight, so you don’t have to worry about walking home in the dark. (Bạn có thể ở lại đây đêm nay, vì vậy bạn không cần phải lo lắng việc đi bộ về nhà trong bóng tối).

Giới từ đứng sau tính từ
Giới từ đứng sau tính từ

IV. Quy tắc tam giác trong giới từ

Sau khi đã tìm hiểu sau giới từ là gì cùng vị trí của giới từ trong câu. Ta cùng tham khảo bí quyết ghi nhớ “in, on, at” thông qua quy tắc tam giác giới từ bạn nhé! “In, on , at” đều là những giới từ chỉ thời gian và nơi chốn phổ biến. Thế nhưng, còn khá nhiều người hay nhầm lẫn cách sử dụng chúng. Quy tắc tam giác được biết đến như một quy tắc hiệu quả, giúp bạn ghi nhớ cách dùng của cả 3 giới từ này 1 cách có hệ thống hơn và nhanh chóng hơn. Bạn thử tưởng tượng cách sử dụng “in, on, at” như một tam giác ngược hoặc chiếc phễu vậy đó. Chiếc phễu có công dụng lọc dần các giới từ chỉ thời gian và địa điểm này với quy tắc giảm dần mức độ chung chung, khái quát; tăng dần mức độ cụ thể, chi tiết.

Quy tắc tam giác giới từ
Quy tắc tam giác giới từ

4.1 Giới từ In: vào/ở/trong

Phần to nhất của phễu hay đáy tam giác dành cho giới từ “in”, tương ứng với thứ lớn nhất, chung chung nhất.

  • Chỉ thời gian: in dùng trước những từ chỉ thời gian khái quát, một khoảng thời gian dài.

Ví dụ: In the 17th century, in the 1890s, in April, in winter… Tuy nhiên, có ngoại lệ đối với in + buổi: in the morning, in the afternoon, in the evening.

  • Chỉ địa điểm, nơi chốn: bên trong, ở (nơi chốn lớn như làng, thành phố, quốc gia, châu lục…).

Ví dụ: in the village, in Ho Chi Minh City, in South Korea,…

4.2 Giới từ On: vào/trên

Phần phễu dành cho giới từ “on” tương ứng với địa điểm và thời gian cụ thể, chi tiết hơn so với “in”.

  • Chỉ thời gian: on được dùng cho ngày cụ thể hoặc một dịp nào đó.

Ví dụ: on vacation, on my boyfriend birthday, on Sunday,…

  • Chỉ địa điểm, nơi chốn: on dùng cho vùng tương đối dài, rộng lớn như bãi biển, đường phố…

Ví dụ: on the street, on the beach, on the bus,…

Sau giới từ là từ loại gì?
Sau giới từ là từ loại gì?

4.3 Giới từ At: vào lúc/ở/tại

Phần chóp phễu cho dành cho giới từ “at” tương ứng với thời gian, địa điểm cụ thể nhất.

  • Chỉ thời gian: at dùng cho mốc thời gian cụ thể, thời điểm khoảng khắc nào đó.

Ví dụ: at 11:11 AM, at lunch, at the age of 16,…

  • Chỉ địa điểm, nơi chốn: at dùng cho địa chỉ cụ thể.

Nguồn: Sau giới từ là gì? Nằm lòng quy tắc tam cho giác giới từ “in, on, at” (thecoth.com)

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments