Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
Google search engine
Trang chủMôn họcTỪ A-Z CẤU TRÚC CÂU GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH...

TỪ A-Z CẤU TRÚC CÂU GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH CẦN NHỚ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Khái niệm
    • 1.1. Cấu trúc câu gián tiếp là gì?
    • 1.2. Cấu trúc câu trực tiếp là gì?
  • 2. Quy tắc chuyển cấu trúc câu trực tiếp sang cấu trúc câu gián tiếp
    • 2.1. Xác định động từ tường thuật phù hợp
    • 2.2. Quy tắc lùi thì câu gián tiếp
    • 2.3. Chuyển đổi đại từ nhân xưng và đại từ tân ngữ tương ứng
    • 2.4. Đổi trạng ngữ trong câu gián tiếp
  • 3. Các dạng cấu trúc câu gián tiếp thường gặp
    • 3.1. Cấu trúc câu gián tiếp dạng mệnh lệnh/yêu cầu
    • 3.2. Câu gián tiếp dạng trần thuật
    • 3.3. Câu gián tiếp dạng câu hỏi
    • 3.4. Câu gián tiếp dạng câu cảm thán
    • 3.5. Những trường hợp câu gián tiếp đặc biệt
  • 4. Bài tập câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh có đáp án
    • 4.1 Bài tập
    • 4.2 Đáp án
  • Kết luận

Câu gián tiếp, câu trực tiếp trong tiếng Anh là hai chủ điểm ngữ pháp cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng, xuất hiện trong hầu hết mọi bài thi. Chính vì vậy, hôm nay, cùng tiếng Anh giao tiếp Langmaster tổng hợp và củng cố lại toàn bộ kiến thức quan trọng liên quan đến phần ngữ pháp câu trực tiếp gián tiếp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm

null

1.1. Cấu trúc câu gián tiếp là gì?

Câu gián tiếp trong tiếng Anh (Indirect / Reported Speech) là một dạng câu mà người nói không trích dẫn chính xác từ ngôn ngữ của người khác, mà thay vào đó, diễn đạt lại ý nghĩa hoặc thông tin. Trong câu gián tiếp, thường sử dụng các từ khóa như “that,” “if,” “whether”, và không sử dụng dấu ngoặc như trong câu trực tiếp.

Cấu trúc chung câu gián tiếp: [Mệnh đề tường thuật] + (that) + [Mệnh đề được tường thuật lại]

Ví dụ: 

 

  • She said, “I am going to the store.” (Cô ấy nói: “Tôi đang tới cửa hàng.”)
    → She said that she was going to the store. ( She said that she was going to the store.)
  • “Are you coming to the party?” he asked. (Anh ấy hỏi: “Bạn đang tới bữa tiệc à?”)
    → He asked if I was coming to the party. (Anh ấy hỏi tôi có đến dự bữa tiệc không.)
  • “I have never been to Japan,” he admitted. (Anh ấy thừa nhận: “Tôi chưa bao giờ tới Nhật Bản.”)
    → He admitted that he had never been to Japan. (Anh thừa nhận rằng anh chưa bao giờ đến Nhật Bản.)

 

1.2. Cấu trúc câu trực tiếp là gì?

Câu trực tiếp trong tiếng Anh (Direct Speech) là một dạng câu mà người nói trích dẫn chính xác những từ ngữ và ý nghĩa của người khác mà không thay đổi hoặc tóm gọn. Đối với câu trực tiếp, thông thường, người viết sử dụng dấu ngoặc kép (” “) hoặc dấu nháy đơn (‘ ‘) để bao quanh cụm từ được trích dẫn.

Cấu trúc chung câu trực tiếp: [Mệnh đề tường thuật] + [“mệnh đề được tường thuật lại”]

Ví dụ:

  • “I love watching movies,” she said. (Cô ấy nói: “Tôi thích xem phim.”)
  • “What time does the train leave?” he asked. (Anh ta hỏi: “Máy bay đi vào lúc mấy giờ?”)
  • “Please pass me the salt,” John requested. (John yêu cầu: “Làm ơn đưa tôi muối.”)

 

XEM THÊM:

⇒ PHÂN BIỆT TRẠNG TỪ NGẮN VÀ TRẠNG TỪ DÀI: ĐỊNH NGHĨA, CÔNG THỨC, VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP

⇒ TOÀN BỘ KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ SO SÁNH GẤP BỘI TRONG TIẾNG ANH

⇒ TỔNG HỢP 100+ BÀI TẬP PHRASAL VERB CÓ ĐÁP ÁN HAY VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT

2. Quy tắc chuyển cấu trúc câu trực tiếp sang cấu trúc câu gián tiếp

2.1. Xác định động từ tường thuật phù hợp

 

  • Động từ tường thuật cho câu trực tiếp “say” hoặc “tell”: Khi người nói chỉ nêu một lời nói mà không chỉ ra ai mà họ đang nói chuyện, sử dụng “say”.  Khi người nói nêu rõ người mà họ đang nói chuyện, sử dụng “tell.”

Ví dụ:

  • “I am busy,” she said. (“Tôi đang bận”, cô ấy nói)
    → She said (that) she was busy. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy bận.)
  • “I am busy,” she told me. (Cô ấy bảo tôi: “Tôi đang bận”)
    → She told me (that) she was busy. (She told me (that) she was busy.)

 

  • Động từ tường thuật cho các hành động khác: Đối với các động từ khác như “ask,” “request,” “wonder,” “admit,” “announce,” “promise,”… sử dụng trực tiếp động từ đó trong câu gián tiếp.

Ví dụ:

  • “Can you help me?” she asked. (“Tôi có thể giúp bạn được không?”, cô ấy hỏi.)
    → She asked if/whether I could help her. (Cô ấy hỏi liệu tôi có thể giúp cô ấy không.)
  • “Please come to the party,” he requested. (“Hãy đến bữa tiệc”, anh ấy yêu cầu.)
    → He requested me to come to the party. (Anh ấy yêu cầu tôi đến dự bữa tiệc.)

 

Lưu ý: Khi sử dụng các động từ như “ask,” “inquire,” “wonder,” “want to know”, bạn cần sử dụng từ liên kết như “if” hoặc “whether” trong câu gián tiếp.

ĐĂNG KÝ NGAY: 

2.2. Quy tắc lùi thì câu gián tiếp

null

  • Present simple (Hiện tại đơn) → Past simple (Quá khứ đơn)

Ví dụ: “I am a student,” she says. (Cô ấy nói: “Tôi là sinh viên.”)
→ She said (that) she was a student. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy là sinh viên.)

  • Present continuous (Hiện tại tiếp diễn) → Past continuous (Quá khứ tiếp diễn)

Ví dụ: “I am studying,” he says. (Anh ấy nói: “Tôi đang học”)
→ He said (that) he was studying. (Anh ấy nói (rằng) anh ấy đang học.)

  • Present perfect (Hiện tại hoàn thành) → Past perfect (Quá khứ hoàn thành)

Ví dụ: “I have finished my work,” she says. (Cô ấy nói: “Tôi đã hoàn thành công việc.”)
→ She said (that) she had finished her work. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy đã hoàn thành công việc.)

  • Past simple (Quá khứ đơn) → Past perfect (Quá khứ hoàn thành)

Ví dụ: “I finished my homework,” she said. (Cô ấy nói: “Tôi đã hoàn thành bài về nhà.”)
→ She said (that) she had finished her homework. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy đã hoàn thành bài về nhà.)

  • Present perfect continuous (Hiệu tại hoàn thành tiếp diễn) → Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn)

Ví dụ: “I have been working here for five years,” she said. (Cô ấy nói: “Tôi đã làm việc ở đây được 5 năm.)

→ She said (that) she had been working there for five years. (Cô ấy nói rằng cô ấy đã làm việc ở đó được 5 năm.)

  • Past continuous (Quá khứ tiếp diễn) → Past perfect continuous (Quá khứ hoàn thành tiếp diễn)

Ví dụ: “We have been waiting,” they say. (“Chúng tôi đã chờ đợi,” họ nói.)

→ They said (that) they had been waiting. (Họ nói (rằng) họ đã chờ đợi.)

  • Will → Would 

Ví dụ: “I will help you,” he says. (“Tôi sẽ giúp bạn,” anh ấy nói.)

→ He said (that) he would help me. (Anh ấy nói (rằng) anh ấy sẽ giúp tôi.)

  • Can → Could

Ví dụ: “I can swim,” she says. (“Tôi có thể bơi,” cô ấy nói)

→ She said (that) she could swim. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy có thể bơi.)

  • Must/Have to → Had to

Ví dụ: “I must go,” he says. (“Tôi phải đi,” anh ấy nói.)

→ He said (that) he had to go. (Anh ấy nói (rằng) anh ấy phải đi.)

  • May → Might

Ví dụ: “I may come,” she says. (“Tôi có thể sẽ đến,” cô ấy nói.)

→ She said (that) she might come. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy có thể sẽ đến.)

ĐĂNG KÝ NGAY: 

2.3. Chuyển đổi đại từ nhân xưng và đại từ tân ngữ tương ứng

null

2.3.1. Đại từ chủ ngữ (Subject pronouns)

  • I → He/She

Ví dụ: “I am happy,” he said. (“Tôi đang vui,” anh ấy nói.)

→ He said (that) he was happy. (Anh ấy nói (rằng) anh ấy hạnh phúc.)

  • You → I/We/They

Ví dụ: “You are my friend,” she said. (Cậu là bạn của tôi,” cô ấy nói.)

→ She said (that) I was her friend. (Cô ấy nói (rằng) tôi là bạn của cô ấy.)

  • We → We/They

Ví dụ: “We like pizza,” they said. (“Chúng tôi thích pizza,” họ nói.)

→ They said (that) they liked pizza. (Họ nói (rằng) họ thích pizza.)

2.3.2. Đại từ tân ngữ (Object pronouns)

  • Me → Him/Her

Ví dụ: “He asked me a question,” she said. (“Anh ấy hỏi tôi một câu hỏi,” cô ấy nói.)

→ She said (that) he had asked her a question. (Cô ấy nói (rằng) anh ấy đã hỏi cô ấy một câu hỏi.)

  • You → Me/Us/Them

Ví dụ: “I saw you yesterday,” she said. (“Tôi đã nhìn thấy bạn ngày hôm qua,” cô ấy nói.)

→ She said (that) she had seen me yesterday. (Cô ấy nói (rằng) cô ấy đã gặp tôi ngày hôm qua.)

  • Us → Us/Them

“They invited us to the party,” we said. (“Họ đã mời chúng tôi tới bữa tiệc,” chúng tôi nói.)

→ We said (that) they had invited us to the party.”(Chúng tôi đã nói (rằng) họ đã mời chúng tôi đến bữa tiệc.)

2.3.3. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)

  • My → His/Her

“This is my book,” he said. (“Đây là cuốn sách của tôi,” anh ấy nói.)

→ He said (that) that was his book.” (Anh ấy nói (rằng) đó là cuốn sách của anh ấy.)

  • Your → My/Our/Their

Ví dụ: “This is your book,” she said to me. (“Đây là cuốn sách của bạn,” cô ấy nói với tôi.)

→ She told me (that) this was my book. (Cô ấy nói với tôi (rằng) đây là cuốn sách của tôi.)

  • Our → Our/ Their

Ví dụ: “These are our books,” they said. (Họ nói: “Đây là sách của chúng tôi”.)

→ They said (that) these were their books.” (Họ nói (rằng) đây là sách của họ.)

2.3.4. Tính từ sở hữu (Possessive adjectives)

  • Mine → His/Hers

Ví dụ: “This pen is mine,” she said. 

→ She said (that) that pen was hers.”

  • Yours → Mine/Ours/Theirs

Ví dụ: “This house is yours,” I said to them. 

→ I said (that) this house was theirs.”

  • Ours → Ours/Theirs

Ví dụ: “This house is ours,” they said. (Họ nói: “Ngôi nhà này là của chúng tôi”.)

→ They said (that) that house was theirs. (Họ nói (rằng) ngôi nhà đó là của họ.)

2.3.5. Đại từ chỉ định (Demonstratives pronouns)

  • This → that

Ví dụ: “This is my friend,” she said. (“Đây là bạn tôi,” cô nói.)

→ She said (that) that was her friend. (Cô ấy nói (rằng) đó là bạn cô ấy.)

  • These → those

Ví dụ: “These are my shoes,”” she said.

→ She said (that) those were her shoes. (Cô ấy nói (rằng) đó là đôi giày của cô ấy.)

ĐĂNG KÝ NGAY: 

2.4. Đổi trạng ngữ trong câu gián tiếp

null

Với dạng câu trường thuật, khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, ta lưu ý chuyển đổi trạng từ như sau:

  • Here => There
  • This => That
  • These => Those
  • Now => Then/ at the moment
  • Today/ tonight => That day/ that night
  • Tomorrow => The next day
  • Next week => The following week
  • This week => That week
  • Yesterday => The previous day/ the day before
  • Last day => The day before
  • Last week => The week before
  • Ago => Before
  • The day before => Two days before

3. Các dạng cấu trúc câu gián tiếp thường gặp

3.1. Cấu trúc câu gián tiếp dạng mệnh lệnh/yêu cầu

null

Cấu trúc câu gián tiếp dạng mệnh lệnh hoặc yêu cầu thường sử dụng động từ “tell”, “ask”, “command”, “request”, hoặc “order” kết hợp với một đại từ tân ngữ và một mệnh lệnh hoặc yêu cầu. Thông thường, động từ tường thuật sẽ được sử dụng ở dạng nguyên mẫu (infinitive) sau đó.

Cấu trúc chung: Chủ ngữ + động từ tường thuật (tell, ask, command, request, order) + đại từ tân ngữ + to V-inf.

Ví dụ 1: Câu trực tiếp: “Please close the window,” he said.

→ Câu gián tiếp: He asked me to close the window.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, xác định được “please close the window” là mệnh lệnh được đưa ra. Để chuyển thành câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên động từ tường thuật “said” trong câu trực tiếp do không rõ người đối thoại. Ở đây, không nêu rõ người đối thoại (không rõ đại từ tân ngữ cụ thể) nên mặc định sử dụng “me” (đang nói với bạn) và cuối cùng là thêm động từ “to close” ở dạng nguyên mẫu.

Ví dụ 2: Câu trực tiếp: “Don’t be late,” she said to him.

→ Câu gián tiếp: She told him not to be late.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, xác định được “don’t be late” là mệnh lệnh. Ở đây, người được đối thoại được nêu rõ nên khi chuyển thành câu gián tiếp, chúng ta sử dụng động từ tường thuật “told”. Dựa vào bảng chuyển đổi, ta thấy đại từ tân ngữ “him” không cần biến đổi nên giữ nguyên và cuối cùng là thêm cụm động từ “not to be late” ở dạng nguyên mẫu.

3.2. Câu gián tiếp dạng trần thuật 

null

Câu gián tiếp dạng trần thuật (indirect speech) là cách trình bày ý kiến, suy nghĩ, hoặc câu nói của người khác một cách không trực tiếp, thường thông qua việc sử dụng từ tường thuật như “say,” “tell,” “ask,” và từ liên kết như “that”.

Cấu trúc chung: Chủ ngữ + Động từ tường thuật (say, tell,…) + (that) + mệnh đề

Ví dụ 1: Câu trực tiếp: “I love ice cream,” he said.

→ Câu gián tiếp: He said (that) he loved ice cream.

Giải thích: Trong ví dụ này, câu trực tiếp là “I love ice cream”. Để chuyển thành câu gián tiếp, chúng ta sử dụng từ tường thuật “said” để bắt đầu câu gián tiếp. Sau đó, chúng ta sử dụng “that” (có thể có hoặc không cũng được). Dựa vào bảng chuyển đổi, ta chuyển “I” trong câu trực tiếp thành “he”. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì, động từ “love” (hiện tại đơn) được chuyển sang “loved” (quá khứ đơn).

Ví dụ 2: Câu trực tiếp: “I will study English tomorrow,” she said.

→ Câu gián tiếp: She said (that) she would study English the next day.

Giải thích: Trong ví dụ này, câu trực tiếp là “I will study English tomorrow”. Để chuyển đổi sang câu gián tiếp, chúng ta sử dụng từ tường thuật “said”, sau đó thêm “that” (có thể có hoặc không cũng được). Dựa vào bảng chuyển đổi, ta chuyển “I” thành “she”. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì, động từ “will study” được chuyển sang “would study”. Dựa vào bảng chuyển đổi trạng ngữ, chúng ta sử dụng “the next day” thay vì “tomorrow”.

3.3. Câu gián tiếp dạng câu hỏi 

3.3.1. Yes/No question

null

Câu gián tiếp dạng câu hỏi thường sử dụng từ liên kết như “if”, “whether” để biến đổi câu hỏi trực tiếp thành câu gián tiếp. Cấu trúc của câu gián tiếp dạng câu hỏi thường là động từ tường thuật (reported verb) theo sau bởi một từ liên kết, sau đó là câu hỏi hoặc mệnh đề tường thuật lại.

Cấu trúc chung: Chủ ngữ + động từ tường thuật (ask, inquire, wonder, want to know, etc.) + từ liên kết (if, whether) + câu hỏi/mệnh đề được tường thuật lại.

Ví dụ 1: Câu trực tiếp: “Will it rain tomorrow?” he wondered.

→ Câu gián tiếp: He wondered if/whether it would rain tomorrow.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, câu hỏi được đặt ra là “Will it rain tomorrow?”. Để chuyển thành câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên động từ tường thuật “wondered”, sau đó thêm từ liên kết “if/whether” và tiếp tục giữ nguyên đại từ tân ngữ “it”. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì để lùi động từ “will rain” thành “would rain”.

Ví dụ 2: Câu trực tiếp: “Can you speak French?” they asked Lan.

→ Câu gián tiếp: They asked Lan if/whether she could speak French.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, câu hỏi được đặt ra là “Can you speak French?”. Để chuyển thành câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên động từ tường thuật “asked”, sau đó thêm từ liên kết “if/whether”. Đại từ tân ngữ Lan (ngôi thứ 3 nên dùng “she” để tránh lặp). Dựa vào bảng quy tắc lùi thì để lùi động từ “can speak” thành “could speak”.

3.3.1. Wh-question

null

Câu gián tiếp dạng câu hỏi thường sử dụng từ liên kết “wh-” questions (who, what, when, where, why, how) để biến đổi câu hỏi trực tiếp thành câu gián tiếp. Cấu trúc của câu gián tiếp dạng câu hỏi thường là động từ tường thuật (reported verb) theo sau bởi một từ liên kết, sau đó là câu hỏi hoặc mệnh đề tường thuật lại. Khi chuyển sang dạng gián tiếp, câu hỏi sẽ được chuyển sang dạng khẳng định.

Cấu trúc chung: Chủ ngữ + động từ tường thuật (ask, inquire, wonder, want to know, etc.) + từ liên kết (wh- words) + câu hỏi/mệnh đề được tường thuật lại.

Ví dụ: Câu trực tiếp: “Where are you going?” she asked.

→ Câu gián tiếp: She asked where I was going.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, câu hỏi được đặt ra là “Where are you going?”. Để chuyển thành câu gián tiếp, chúng ta sử dụng động từ tường thuật “asked”, sau đó giữ nguyên từ liên kết “where”. Dựa vào các bảng chuyển đổi, ta chuyển “you” thành “I” (đang nói với bạn). Dựa vào bảng quy tắc lùi thì, ta lùi thì động từ “are going” (hiện tại tiếp diễn) thành “was going” (quá khứ tiếp diễn) để phù hợp với thời gian của câu gián tiếp. Bỏ dấu hỏi chấm để chuyển sang dạng khẳng định.

3.4. Câu gián tiếp dạng câu cảm thán 

null

Câu gián tiếp dạng câu cảm thán thường biểu thị cảm xúc, ngạc nhiên, khen ngợi hoặc phê phán về một sự kiện hoặc tình huống. Để chuyển từ câu cảm thán trực tiếp thành câu gián tiếp, chúng ta thường sử dụng các động từ tường thuật như “exclaim”, “say”, “remark”, hoặc “express” kết hợp với từ “how” hoặc “what” để diễn đạt cảm xúc hoặc ý kiến của người nói.

Cấu trúc chung: Chủ ngữ + Động từ tường thuật (exclaim, say, remark, express) + từ “how” hoặc “what” + mệnh đề cảm thán.

Ví dụ 1: Câu trực tiếp: “What a surprise it is to see you here!” they exclaimed.

→ Câu gián tiếp: They exclaimed what a surprise it was to see me there.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, câu cảm thán là “What a surprise it is to see you here!”. Để chuyển sang câu gián tiếp, ta sử dụng từ tường thuật “exclaimed”. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì để lùi “it is” (hiện tại đơn) thành “it was” (quá khứ đơn). Dựa vào bảng chuyển đổi để chuyển đổi đại từ tân ngữ “you” thành “me”. Dựa vào bảng chuyển đổi trạng ngữ, chúng ta thay đổi “here” thành “there”.

Ví dụ 2: Câu trực tiếp: “How strange the weather is today!” she said.

→ Câu gián tiếp: She said how strange the weather was that day.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, câu cảm thán “How strange the weather is today!”. Để chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta sử dụng từ tường thuật “said”. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì để lùi “is” (hiện tại đơn) thành “was” (quá khứ đơn).  Dựa vào bảng chuyển đổi trạng ngữ, chúng ta thay đổi “today” thành “that day”.

3.5. Những trường hợp câu gián tiếp đặc biệt

3.5.1. Động từ trong câu trực tiếp có thời gian cụ thể 

Trong một số trường hợp, động từ trong câu trực tiếp có thể là một thời gian cụ thể, như hiện tại đơn, quá khứ đơn, hoặc tương lai đơn. Khi chuyển sang câu gián tiếp, thì động từ này thường phải thay đổi thời gian để phản ánh thời điểm của câu gián tiếp so với câu trực tiếp.

Ví dụ: Câu trực tiếp: “I went to Paris last year,” she said.

→ Câu gián tiếp: She said (that) she had gone to Paris the previous year.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, người nói diễn đạt hành động “went to Paris” vào một thời điểm cụ thể trong quá khứ, là “last year”. Để chuyển đổi sang câu gián tiếp, chúng ta sử dụng từ tường thuật “said,” sau đó thêm “that” (có thể có hoặc không cũng được). Dựa vào bảng chuyển đổi, ta chuyển “I” thanh “she”. Dựa vào bảng chuyển đổi trạng ngữ, chúng ta chuyển “last year” thành “the previous year”. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì, động từ “went” (quá khứ đơn) được lùi thành “had gone” (quá khứ hoàn thành).

3.5.2. Câu điều kiện loại 2 và 3

Trong trường hợp của câu điều kiện loại 2 và 3 trong câu trực tiếp, chúng ta giữ nguyên cấu trúc và thì của câu điều kiện khi chuyển đổi sang câu gián tiếp, chỉ thay đổi chủ ngữ và các từ chỉ thời gian phù hợp với ngữ cảnh của câu gián tiếp.

Ví dụ 1: Câu trực tiếp: “If I had more money, I would travel around the world,” she said.

→ Câu gián tiếp: She said (that) if she had more money, she would travel around the world.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, chúng ta có một câu điều kiện loại 2 với điều kiện không thể xảy ra trong hiện tại. Để chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên cấu trúc của câu điều kiện và điều chỉnh thì của động từ. Trong trường hợp này, “had” trong câu trực tiếp được chuyển sang “she had” trong câu gián tiếp để phản ánh điều kiện ảo trong quá khứ.

Ví dụ 2: Câu trực tiếp: “If she had studied harder, she would have passed the exam,” he said.

→ Câu gián tiếp: He said (that) if she had studied harder, she would have passed the exam.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, chúng ta có một câu điều kiện loại 3 với điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ. Để chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên cấu trúc và thì của câu điều kiện. Trong trường hợp này, “had studied” và “would have passed” trong câu trực tiếp được giữ nguyên thì khi chuyển sang câu gián tiếp.

3.5.3. Quá khứ giả định

Trong trường hợp quá khứ giả định trong câu trực tiếp, chúng ta cần sử dụng quá khứ phân từ để diễn đạt điều kiện trong câu gián tiếp. Dưới đây là một ví dụ kèm theo giải thích:

Ví dụ: Câu trực tiếp: “I wish I had studied harder,” she said.

→ Câu gián tiếp: She said (that) she wished she had studied harder.

Giải thích: Trong ví dụ này, dựa vào bảng chuyển đổi, “I” trong câu trực tiếp được thay thế bằng “she” trong câu gián tiếp. Động từ tường thuật “said” được giữ nguyên. Dựa vào bảng quy tắc lùi thì, động từ “wish” (hiện tại đơn) được lùi thì thành “wished” (quá khứ đơn). Vế sau động từ “wish” trong câu trực tiếp vẫn được giữ nguyên.

3.5.4. Câu trực tiếp có chứa could, should, might, used to, ought to, would rather, had better,…

Khi câu trực tiếp chứa các từ như “could”, “should”, “might”, “used to”, “ought to”, “would rather”, “had better”,… Cách chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp là chúng ta giữ nguyên các từ này cũng như động từ chính, chỉ điều chỉnh chủ ngữ và thì của động từ tường thuật phù hợp với ngữ cảnh của câu gián tiếp.

Ví dụ: Câu trực tiếp: “I could swim when I was five,” he said.

→ Câu gián tiếp: He said (that) he could swim when he was five.

Giải thích: Trong câu trực tiếp, người nói diễn đạt khả năng của mình ở tuổi năm. Trong câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên từ khóa “could” và chỉ dựa vào bảng chuyển đổi để điều chỉnh chủ ngữ “I” thành “He”.

3.5.5. Câu trực tiếp diễn tả một chân lý, một tình huống không đổi 

Khi câu trực tiếp diễn tả một chân lý hoặc một tình huống không đổi, chúng ta thường sử dụng các cụm từ như “always”, “never”, “every day”, “every year”, “forever”, “constantly”, “eternally”, “permanently”, và “for eternity”. Khi chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên thì động từ.

Ví dụ: Câu trực tiếp: “The sun rises in the east,” he said.

→ Câu gián tiếp: He said (that) the sun rises in the east.

Giải thích: Trong ví dụ này, câu trực tiếp diễn tả một chân lý không đổi – mặt trời mọc ở phía đông. Khi chuyển đổi sang câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên ý nghĩa của câu trực tiếp mà không cần thay đổi thời gian hoặc ngữ cảnh. Trong câu gián tiếp, chúng ta giữ nguyên từ khóa “rises” để diễn đạt rằng sự kiện này xảy ra liên tục và không đổi.

4. Bài tập câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh có đáp án

null

4.1 Bài tập

Bài tập 1: Vận dụng kiến thức về công thức câu trực tiếp gián tiếp, chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. She said, “I am going to the cinema tonight.”

A. She says she was going to the cinema that night.

B. She said she is going to the cinema that night.

C. She said she was going to the cinema that night.

D. She says she is going to the cinema tonight.

2. “Could you pass me the salt?” he asked.

A. He asked if I can pass him the salt.

B. He asked if he can pass me the salt.

C. He asked if I could pass him the salt.

D. He asks if I could pass him the salt.

3. “I don’t like coffee,” she said.

A. She said she didn’t like coffee.

B. She says she doesn’t like coffee.

C. She said she doesn’t like coffee.

D. She says she didn’t like coffee.

4. “Have you finished your homework?” he asked.

A. He asked if I have finished my homework.

B. He asked if I had finished my homework.

C. He asked if I finish my homework.

D. He asks if I finished my homework.

5. “I will visit my grandparents next weekend,” he said.

A. He said he will visit his grandparents next weekend.

B. He said he would visit his grandparents the following weekend.

C. He says he will visit his grandparents next weekend.

D. He says he would visit his grandparents the following weekend.

6. “Have you finished reading the book yet?” she asked.

A. She asked if I finished reading the book yet.

B. She asked if I have finished reading the book yet.

C. She asked if I had finished reading the book yet.

D. She asked if I have been finished reading the book yet.

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây

  1. “I will help you,” he said to her.

→ He said to her _______.

  1. “Please don’t make so much noise,” she said.

→ She asked _______.

  1. “I didn’t eat breakfast this morning,” he said.

→ He said _______.

  1. “Why did you leave so early?” she asked him.

→ She asked him _______.

  1. “Have you seen my keys?” he asked her.

→ He asked her _______.

Bài tập 3: Chuyển các câu sau thành câu gián tiếp

  1. “When is your birthday?” she asked.
  2. “Why did you quit your job?” he asked her.
  3. “Do you speak French?” the tourist asked the local.
  4. “Have you seen my keys?” she asked him.
  5. “What time does the train leave?” he asked the station attendant.
  6. “Did you enjoy the concert?” she asked her friend.
  7. “Where did you buy that book?” she asked.
  8. “Will you help me with my homework?” he asked his sister.
  9. “Can you pass me the salt?” he asked his friend.
  10. “Is it going to rain today?” she asked the weather forecast.

4.2 Đáp án

Bài tập 1:

  1. C. She said she was going to the cinema that night.
  2. C. He asked if I could pass him the salt.
  3. A. She said she didn’t like coffee.
  4. B. He asked if I had finished my homework.
  5. B. He said he would visit his grandparents the following weekend.
  6. C. She asked if I had finished reading the book yet.

Bài tập 2:

  1. He said to her that he would help her.
  2. She asked him not to make so much noise.
  3. He said that he hadn’t eaten breakfast that morning.
  4. She asked him why he had left so early.
  5. He asked her if she had seen his keys.

Bài tập 3:

  1. She asked when my birthday was.
  2. He asked her why she had quit her job.
  3. The tourist asked the local if he spoke French.
  4. She asked him if he had seen her keys.
  5. He asked the station attendant what time the train left.
  6. She asked her friend if he had enjoyed the concert.
  7. She asked where he had bought that book.
  8. He asked his sister if she would help him with his homework.
  9. He asked his friend if he could pass him the salt.
  10. She asked the weather forecast if it was going to rain that day.

Nguồn: langmaster.edu.vn

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments