Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
Google search engine
Trang chủTài nguyên học tập5 PHÚT HỌC CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI (TAG QUESTION) ĐẦY ĐỦ,...

5 PHÚT HỌC CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI (TAG QUESTION) ĐẦY ĐỦ, DỄ NHỚ

Mục lục [Ẩn]

  • 1. Định nghĩa cấu trúc câu hỏi đuôi (Tag question) trong tiếng Anh
  • 2. Cấu trúc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh và cách sử dụng
    • 2.1 Cấu trúc chung của câu hỏi đuôi trong tiếng Anh
    • 2.2 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở thì hiện tại (hiện tại đơn & hiện tại tiếp diễn)
    • 2.3 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở thì quá khứ
    • 2.4 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở thì tương lai
    • 2.5 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở các thì hoàn thành
    • 2.6 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở các động từ khiếm khuyết
  • 3. Các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt
    • 3.1. Câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định
    • 3.2. Câu hỏi đuôi với câu mệnh lệnh, lời mời, lời đề nghị
    • 3.3. Câu hỏi đuôi với Let
    • 3.4. Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)
    • 3.5. Câu hỏi đuôi với There
    • 3.6. Cấu trúc câu hỏi đuôi với đại từ bất định
    • 3.7. Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ
    • 3.8. Câu hỏi đuôi của Used to
    • 3.9. Câu hỏi đuôi của Had better/Would rather
    • 3.10. Câu hỏi đuôi của I am
    • 3.11. Câu hỏi đuôi của câu cảm thán
    • 3.12. Câu hỏi đuôi của Wish
    • 3.13. Câu hỏi đuôi khi chủ ngữ của mệnh đề chính là One
    • 3.14. Câu hỏi đuôi của Must
  • 4. Bài tập cấu trúc câu hỏi đuôi kèm đáp án chi tiết

Cấu trúc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh là gì? Cách dùng của chúng như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người học quan tâm vì lượng kiến thức về câu hỏi đuôi rất quan trọng nhưng lại khá đa dạng. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, bài viết này của Langmaster sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về câu hỏi đuôi trong tiếng Anh. Cùng ôn tập và thực hành ngay nhé!

1. Định nghĩa cấu trúc câu hỏi đuôi (Tag question) trong tiếng Anh 

Trước khi đi đến phần cấu trúc câu hỏi đuôi, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm câu hỏi đuôi (Tag question) trong tiếng Anh là gì? Câu hỏi đuôi là một câu hỏi ngắn đứng ở cuối câu. Câu hỏi đuôi thường được sử dụng nhiều nhất trong văn nói thường ngày hơn là văn viết.

Người nói sử dụng cấu trúc câu hỏi đuôi khi cảm thấy không chắc chắn 100% tính đúng đắn của một mệnh đề được đưa ra trước đó. Hay, câu hỏi đuôi được dùng để giúp người nói kiểm chứng lại sự chính xác của mệnh đề trước nó. 

Ví dụ: The deadline is at 9 a.m tomorrow, isn’t it? Hạn chót là vào 9h sáng mai, đúng không?

Câu hỏi đuôi và mệnh đề trần thuật trong câu được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy. Nếu mệnh đề trần thuật có dạng khẳng định thì câu hỏi đuôi sẽ có dạng phủ định và ngược lại. 

Xem thêm:

“ẴM” TRỌN ĐIỂM NGỮ PHÁP CẤU TRÚC CÂU HỎI ĐUÔI CÙNG LANGMASTER

SIÊU HOT! TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A – Z

null

2. Cấu trúc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh và cách sử dụng 

2.1 Cấu trúc chung của câu hỏi đuôi trong tiếng Anh

Cấu trúc câu hỏi đuôi được chia là 2 vế chính là “mệnh đề trần thuật” + “câu hỏi đuôi” (“statement”+ “tag question“). Như đã nói phía trên, nếu statement ở dạng khẳng định thì tag question sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.

Tổng quát cấu trúc câu hỏi đuôi :

S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?

Lưu ý:

  • Câu hỏi đuôi sử dụng trợ động từ nào sẽ phụ thuộc vào mệnh đề chính sử dụng động từ nào ( động từ đó ở thì gì, động từ thường hay trợ động từ,..)
  • Chủ ngữ của mệnh đề chính và chủ ngữ của câu hỏi đuôi đều là 1. Tuy nhiên, chúng ta cần linh hoạt biến đổi chủ ngữ thành đại từ tương đương để tránh câu bị lặp từ.

Cách đổi chủ ngữ thành trợ động từ như sau: 

  • Danh từ là 1 nam -> he
  • Danh từ là 1 nữ -> she
  • Danh từ là 1 vật -> it
  • Danh từ ở số nhiều -> they
  • This/that + Danh từ ở số ít -> it
  • These/ those -> they
  • There,I, we, you, they, he, she, it -> không đổi

Ví dụ về cấu trúc câu hỏi đuôi: 

She is a teacher, isn’t she?

Jack has many children, doesn’t he?

Xem thêm:

CÁC TRƯỜNG HỢP CÂU HỎI ĐUÔI ĐẶC BIỆT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

TỪ A-Z CẤU TRÚC CÂU GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH CẦN NHỚ

null

2.2 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở thì hiện tại (hiện tại đơn & hiện tại tiếp diễn) 

  • Đối với động từ “tobe” 

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, isn’t/ aren’t + S?

Ví dụ:

She is studying at home, isn’t she?

I am correct, aren’t I?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, am/is/are + S?

Ví dụ:

Mary isn’t happy, is she?

This isn’t yours, is it?

  • Đối với động từ thường 

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, don’t/doesn’t + S?

Ví dụ: You break my glass, don’t you?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, do/ does + S?  

Ví dụ: They don’t want to eat noodles, do they?

Xem thêm:

2.3 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở thì quá khứ 

  • Đối với động từ “tobe” 

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, wasn’t/ weren’t ?

Ví dụ:

She was sleeping at 10 pm yesterday, wasn’t she?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, was/were  + S?

Ví dụ:

She wasn’t wrong, was she?

  • Đối với động từ thường 

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, didn’t + S?

Ví dụ: You bought this book? didn’t you?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, did + S?  

Ví dụ: They didn’t visit you, did they?

Xem thêm: THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN (PAST SIMPLE) – CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, DẤU HIỆU VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

null

2.4 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở thì tương lai

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, won’t + S?

Ví dụ: We will go out for dinner, won’t we?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, will + S?  

Ví dụ: She won’t go to school, will she?

Xem thêm: THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN (SIMPLE FUTURE) – CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, DẤU HIỆU VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

2.5 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở các thì hoàn thành 

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, haven’t/hasn’t/hadn’t + S?

Ví dụ: You have worked as a teacher for 2 years? haven’t you?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, have/has/had + S?  

Ví dụ: She hasn’t been to Hanoi, has she?

2.6 Cấu trúc câu hỏi đuôi ở các động từ khiếm khuyết 

Động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh bao gồm can, could, may, might, must, have to, should.

Dạng khẳng định: Mệnh đề khẳng định, modal verb + not + S??

Ví dụ: She should focus on her work, shouldn’t she?

Dạng phủ định: Mệnh đề phủ định, modal verb + S?  

Ví dụ: He mustn’t go to work on time, must he?

ĐĂNG KÝ NGAY:

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp OFFLINE

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN 1 kèm 1

=> Khóa học tiếng Anh giao tiếp TRỰC TUYẾN NHÓM

3. Các trường hợp câu hỏi đuôi đặc biệt

3.1. Câu hỏi đuôi với trạng từ phủ định

Khi trong câu xuất hiện các trạng từ mang ý nghĩa phủ định như never, barely, rarely, hardly, seldom, scarcely,… thì cả câu hỏi đuôi và mệnh đề chính đều ở dạng khẳng định.

Ví dụ: Duy barely spends time learning English, does he?
(Dịch: Duy hầu như không dành thời gian học tiếng Anh, phải không?)

3.2. Câu hỏi đuôi với câu mệnh lệnh, lời mời, lời đề nghị

Trong câu đề nghị, mệnh lệnh hay lời mời, người ta thường sử dụng thêm câu hỏi đuôi để tăng sự lịch sự và thân thiện. Khi đó, câu hỏi đuôi cho dạng này sẽ sử dụng kèm các trợ động từ là: will, can, could, would.

Ví dụ: Don’t move the table, will you?
(Dịch: Đừng di chuyển cái bàn, được không?)

3.3. Câu hỏi đuôi với Let

Trong câu hỏi đuôi có chứa mệnh đề chính bắt đầu bằng “Let” thì phần đuôi sẽ sử dụng cụm từ mặc định là “shall we?” khi mang nghĩa rủ rê, “may I?” khi đề nghị giúp đỡ và “will you” với ý nghĩa xin phép.

Ví dụ: Let’s have a smoothie, shall we?
(Dịch: Chúng ta hãy uống sinh tố nhé?)

3.4. Câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question)

Trong câu hỏi đuôi cùng hướng (Same-way tag question), cả mệnh đề chính và câu hỏi đuôi sẽ cùng ở dạng khẳng định hoặc phủ định, nhằm mang nghĩa nhấn mạnh cảm xúc bất ngờ, tức giận,… của người nói.

Ví dụ: So you are having a baby, are you? That’s great!
(Dịch: ​Vậy là bạn sắp có em bé phải không? Thật tuyệt quá!​)

3.5. Câu hỏi đuôi với There

Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng “There”, phần câu hỏi đuôi sẽ dùng chính chủ ngữ này kèm theo động từ có sẵn ở mệnh đề chính ở dạng phủ định.

Ví dụ: There is a beautiful park near your company, isn’t there?
(Dịch: ​Có một công viên đẹp gần công ty của bạn, phải không?​)

3.6. Cấu trúc câu hỏi đuôi với đại từ bất định

Trường hợp 1: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa phủ định như “nobody, no one, none of,…” thì động từ ở phần câu hỏi đuôi sẽ ở dùng động từ số nhiều dạng khẳng định như are/were, do/did,… kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”.

Ví dụ: Nobody is late for work today, are they?
(Dịch: Hôm nay không ai đi làm muộn phải không?)

Trường hợp 2: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là đại từ “nothing” thì ta áp dụng tương tự như trên nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it”.

Ví dụ: Nothing will make her change his mind, will it?
(Dịch: Sẽ không có gì khiến cô ấy thay đổi quyết định, phải không?)

Trường hợp 3: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là các đại từ bất định mang nghĩa khẳng định như “everyone, everybody, someone, anyone, anybody,…” thì động từ (số nhiều) ở phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định hoặc phủ định dựa vào động từ ở mệnh đề chính và kèm theo chủ ngữ mặc định là “they”.

Ví dụ: Somebody has quit the job, haven’t they?
(Dịch: Ai đó đã nghỉ việc, phải không?)

Trường hợp 4: Đối với câu hỏi đuôi có chủ ngữ là đại từ “something, everything, anything, that, this” thì ta áp dụng tương tự như trường hợp 3 nhưng thay chủ ngữ mặc định thành “it” và chia động từ của câu hỏi đuôi ở thể phủ định.

Ví dụ: Something is smelly in my room, isn’t it?
(Dịch: ​Có gì đó có mùi trong phòng của tôi, phải không?​)

Câu hỏi đuôi đặc biệt

3.7. Câu hỏi đuôi của chủ ngữ “I” + động từ trần thuật + mệnh đề phụ

Trong trường hợp mệnh đề chính bắt đầu bằng chủ ngữ “I” kết hợp với các động từ trần thuật như think, believe, expect, reckon,… thì người học phải sử dụng câu hỏi đuôi dựa vào phần mệnh đề phụ.

Ví dụ: I think he will win the 2023 international math contest, won’t he?
(Dịch: Tôi nghĩ anh ấy sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi toán quốc tế năm 2023 nhỉ?)

Lưu ý: Trong trường hợp chủ ngữ của mệnh đề chính không phải đại từ nhân xưng “I” thì câu hỏi đuôi được hình thành dựa vào động từ theo sau chủ ngữ chính đó.

Ví dụ: People expect that the talented woman will become the new mayor, don’t they?
(Dịch: Mọi người mong đợi rằng người phụ nữ tài giỏi sẽ trở thành thị trưởng mới, phải không?)

3.8. Câu hỏi đuôi của Used to

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “used to + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “didn’t + S” và ngược lại.

Ví dụ: He used to study abroad in Melbourne, Australia, didn’t he?
(Dịch: Anh ấy đã từng đi du học ở Melbourne, Australia phải không?)

3.9. Câu hỏi đuôi của Had better/Would rather

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “had better/would rather + V” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “hadn’t/wouldn’t + S”.

Ví dụ: You had better move to a new high school, hadn’t you?
(Dịch: Bạn nên chuyển đến một trường trung học mới, phải không?)

3.10. Câu hỏi đuôi của I am

Nếu mệnh đề chính có cấu trúc là “I am…” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng:

  • “am I” nếu mệnh đề chính ở dạng phủ định
  • “aren’t I” nếu mệnh đề chính ở dạng khẳng định

Ví dụ: I am your best friend, aren’t I?
(Dịch: Tôi là người bạn thân nhất của bạn, phải không?)

3.11. Câu hỏi đuôi của câu cảm thán

Nếu mệnh đề chính của câu hỏi đuôi là một câu cảm thán, phần đuôi của câu này sẽ được cấu tạo bởi đại từ dựa vào danh từ của mệnh đề chính và động từ chia theo dạng am/is/are phù hợp.

Ví dụ: How cute these dogs are, aren’t they?
(Dịch: Những chú chó này thật dễ thương phải không?)

3.12. Câu hỏi đuôi của Wish

Nếu mệnh đề chính có là một câu sử dụng động từ “wish” thì câu hỏi đuôi là sẽ có dạng cố định là “may + S”.

Ví dụ: Linh wishes she had not refused that company’s proposal, may she?
(Dịch: Linh ước gì cô ấy đã không từ chối lời đề nghị của công ty đó, phải không?)

3.13. Câu hỏi đuôi khi chủ ngữ của mệnh đề chính là One

Nếu mệnh đề chính của câu có chủ ngữ là “One” thì câu hỏi đuôi ta có thể dùng you hoặc one cùng với động từ phù hợp chia theo mệnh đề chính.

Ví dụ: One can avoid being influenced by marketing, can’t one/you?
(Dịch: Người ta có thể tránh bị ảnh hưởng bởi marketing, phải không?)

3.14. Câu hỏi đuôi của Must

Trường hợp 1: Khi mệnh đề chính chứa “must” để diễn tả nghĩa cần thiết, ta dùng cấu trúc “needn’t + S” ở câu hỏi đuôi.

Ví dụ: We must sign in before using the app, needn’t we?
(Dịch: Chúng ta phải đăng nhập trước khi sử dụng ứng dụng , phải không?)

Trường hợp 2: Khi mệnh đề chính chứa “must” để diễn tả nghĩa cấm đoán, ta dùng cấu trúc “must + S” ở câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You mustn’t come back home later than 10 p.m., must you?
(Dịch: Bạn không được về nhà sau 10 giờ tối, phải không?)

Trường hợp 3: Khi mệnh đề chính chứa “must” để chỉ sự phỏng đoán, ta dùng trợ động từ chia theo thì trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: He must be a great cook, isn’t he?
(Dịch: Anh ấy hẳn phải là một đầu bếp tuyệt vời, phải không?)

Xem thêm: CÁC TRƯỜNG HỢP CÂU HỎI ĐUÔI ĐẶC BIỆT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

4. Bài tập cấu trúc câu hỏi đuôi kèm đáp án chi tiết 

Bài tập 1: Sử dụng câu hỏi đuôi ở dạng khẳng định trong những câu sau:

  1. She lives in Paris,……..?
  2. He will go home before 9 pm,……?
  3. You lost the key,……..?
  4. Helen must stay,………?
  5. They went to the prom last night,……..?

Đáp án:

  1. doesn’t she?
  2. won’t he?
  3. didn’t you?
  4. mustn’t she?
  5. didn’t they?

Bài tập 2: Sử dụng câu hỏi đuôi ở dạng phủ định trong những câu sau:

  1. We won’t be late for the meeting,……….?
  2. She can’t swim,……….?
  3. You haven’t eaten all the fruit,……?
  4. They hadn’t been to Thailand before,……..?
  5. She didn’t go out last night,……….?

Đáp án:

  1. will we?
  2. can she?
  3. have you?
  4. had they?
  5. did she?

Nguồn: langmaster.edu.vn

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments